Khi đang sở hữu một chiếc laptop cũ một số bạn vẫn hay băn khoăn về cách để sao lưu dữ liệu cũ của mình để khi mua laptop mới hay nâng cấp, thay đổi ổ cứng mới không phải băn khoăn về chuyện mất mát dữ liệu. Sau đây Laptop Hoàng Dương xin giới thiệu cho các bạn một số cách hiệu quả để sao lưu dữ liệu nhé.
Cách sao lưu và khôi phục dữ liệu
Phần 1: Sao lưu và khôi phục dữ liệu bằng phần cứng
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Dễ mất dữ liệu
Luôn cần ổ cứng, usb để sao lưu và khôi phục.
Tốn tiền mua các thiết bị lưu trữ
Tốn thời gian mỗi lần cần sao lưu, không thể đồng bộ trực tiếp những thay đổi mới.
Sao lưu và khôi phục dữ liệu bằng phần cứng là cách truyền thống và phổ biến nhất cho đến hiện tại và hầu như ai cũng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của mình với chỉ một vài thao tác đơn giản.
Cách sao lưu dữ liệu này phù hợp cho những ai không cần làm mới dữ liệu thường xuyên như để sao lưu file cài đặt, file ghost, file nén… những file cực lớn.
Cách này không phù hợp cho dân văn phòng hay những người làm việc cần sao lưu và khôi phục dữ liệu thường xuyên.
Cách sao lưu bằng phần cứng:
Chuẩn bị:
Thiết bị lưu trữ (tất nhiên rồi) bạn cần một số thiết bị lưu trữ phù hợp với dữ liệu mình cần sao lưu và phục hồi như : USB (cho các tác vụ văn phòng như sao lưu file văn bản làm việc Word, Excel…), ổ cứng gắn ngoài, ổ cứng + Hộp đựng ổ cứng (hay dây chuyển SATA -> USB), Caddy Bay….
Phần mềm để sao lưu và khôi phục dữ liệu: Thường thì bạn có thể dùng File Explorer (hay My Computer) mặc định của Window là đủ dùng rồi, nếu muốn sao lưu nhanh hơn bạn có thể tham khảo các phần mềm copy file như TeraCopy…
Nếu máy bạn không thể khởi động vào Window thì có thể mượn một chiếc máy tính khác và dùng ổ cứng + Hộp đựng ổ cứng (hay dây chuyển SATA -> USB) để copy dữ liệu ra ngoài
2. Cách thực hiện:
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: bạn kết nối thiết bị lưu trữ của mình vào máy tính, laptop qua cổng USB
Chọn File, dữ liệu mà mình muốn sao lưu
Chuyển sang thiết bị lưu trữ mới để sao lưu
Khi cần khôi phục lại chỉ cần cắm thiết bị lưu trữ vào và chuyển những dữ liệu đã sao lưu sang là xong
3. Bảo mật dữ liệu:
Cách bảo mật dữ liệu khi sao lưu ra thiết bị lưu trữ thường khá đơn sơ như cất đi và khi cần thì lấy ra để sử dụng.
Để thiết bị lưu trữ không bị Virus làm hỏng hay bị xóa mất file bạn có thể sử dụng công cụ NTFS Drive Protection , giải nén và sử dụng ngay mà không cần cài đặt.
Phần 2: Sao lưu, đồng bộ và khôi phục trực tuyến (đám mây)
Ưu điểm:
Hoàn toàn miễn phí ít nhất 15Gb (chỉ mất kết nối mạng)
Bảo mật cao, dữ liệu được sao lưu trên máy chủ uy tín.
Đồng bộ, sao lưu, khôi phục ngay lập tức
Sao lưu ảnh vô tận (bị giảm độ phân giải)
Lấy dữ liệu ở nhiều máy một lúc, mọi lúc mọi nơi miễn là có Internet.
Không dây dợ, thiết bị trong ngoài.
Có thể đồng bộ cả với dữ liệu trên smartphone của bạn luôn.
Nhược điểm:
Với thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, công nghệ điện toán đám mây chi phối mọi công việc như hiện nay thì việc sở hữu cho mình một nơi lưu trữ dữ liệu trực tuyến, lưu trữ đám mây là một việc thiết yếu và khi sử dụng quen bạn sẽ thấy rằng nó tiện dụng như thế nào.
Cách sao lưu này phù hợp với bất cứ ai là nhân viên văn phòng, những ai luôn cần đồng bộ dữ liệu nhanh nhất mà không cần quá nhiều thao tác, những ai cần lưu nhiều ảnh…
Cách sao lưu này không phù hợp với những ai cần lưu trữ dữ liệu lớn vì tài khoản miễn phí chỉ có một dung lượng tương đối bình thường khoảng 15Gb với Google Drive và 35Gb với Mega.
Cách sao lưu, đồng bộ và khôi phục trực tuyến (đám mây)
Chuẩn bị:
Bạn cần tài khoản của những trang sao lưu trực tuyến như Google Drive (15Gb, không giới hạn ảnh), Mega.nz (35Gb), Box (2Gb) , Onedrive (5Gb)...
Ổ cứng cần để trống dữ liệu ít nhất bằng với số dữ liệu có thể lưu trữ trực tuyến, lưu trữ đám mây.
2. Cách thực hiện:
Cách thực hiện cài đặt sao lưu, đồng bộ, khôi phục dữ liệu trực tuyến (đám mây) hơi phức tạp hơn so với phần 1 tuy nhiên sau khi cài đặt xong thì nó sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và công sức.
Video hướng dẫn Sao lưu, đồng bộ và khôi phục trực tuyến (đám mây):
VIDEO
Bạn nhớ bật phụ đề để xem hướng dẫn cho chuẩn xác hơn nhé
Phần 3: Kết luận:
Phía trên mình đã hướng dẫn cụ thể cho những bạn nào chưa biết về một số cách Sao lưu, đồng bộ và khôi phục dữ liệu. Mỗi cách đều có lợi hại khác nhau, các bạn xem kỹ bài viết để chọn cách phù hợp nhất với mình nhé.